Tin tức dự án

Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào?

26 Tháng 08 Năm 2021 10:14

Sổ đỏ, sổ hồng là tên gọi mà người dân tự đặt dựa trên màu sắc của các giấy tờ liên quan đến đất đai và nhà cửa. Nhưng để biết chính xác về những khái niệm của 2 loại giấy tờ này, phân biệt cụ thể như thế nào về pháp lý, tính chất, đặc điểm của từng loại giấy tờ, mời bạn đọc chi tiết thông tin trong bài viết dưới đây.

Khái niệm sổ đỏ

Sổ đỏ hay bìa đỏ là một tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được cơ quan có thẩm quyền cấp cho các khu vực ngoài đô thị (nông thôn), được quy định trong nghị định số 60-CP của Chính phủ và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của tổng cục địa chính.

Các loại đất đai được cấp sổ đỏ: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất làm nhà nông thôn. Hình thức bên ngoài của sổ có màu đỏ đậm, do UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh cấp cho người sử dụng.

Bên cạnh đó, hầu hết các sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình, cho nên khi chuyển nhượng hoặc giao dịch dân sự nói chung có liên quan đến quyền sử dụng đất thì sẽ phải có chữ ký của các thành viên đủ 18 tuổi trở lên được ghi tên trong hộ khẩu của gia đình. Trong khi, đối với sổ hồng thì việc chuyển nhượng, giao dịch thì chỉ cần chữ ký của người đúng tên trên giấy chứng nhận.

Khái niệm sổ hồng

Sổ hồng cũng là tên gọi dựa trên màu sắc của Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà & quyền sử dụng đất ở do Bộ Xây dựng ban hành. Bên trong sổ đỏ có ghi rõ các nội dung sau: Sở hữu nhà ở như thế nào, sử dụng đất ở riêng hay chung (Cấp cho nhà riêng với đất hoặc nhà chung đất như căn hộ chung cư).

so-hong-so-do

Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào?

Để phân biệt sổ sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào, cùng xem bảng so sánh sau đây:

STT TIÊU CHÍ SO SÁNH SỔ HỒNG SỔ ĐỎ
1 Ý Nghĩa

Sổ hồng là tên gọi của “Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (nội thành, thị xã, thị trấn) được cung cấp cho người sở hữu theo quy định (Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994 của Chính Phủ về quyền sử dụng nhà ở & quyền sử dụng đất ở đô thị):
– Nếu chủ sở hữu nhà ở đồng thời cũng là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ chung cư, thì sẽ cấp 01 giấy chứng nhận chung là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”.

– Nếu  chủ sở hữu nhà ở nhưng không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì sẽ cấp “Giấy chứng nhận quyền sở hữu ở nhà” (theo Điều 11 của luật nhà ở năm 2005)

Sổ đỏ là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ về quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất (theo khoản 20 Điều 4 luật đất đai năm 2003)

2 Cơ quan ban hành Bộ Xây dựng ban hành

 

Bộ Tài nguyên & Môi trường ban hành

3 Đặc điểm nhận diện (hình thức bên ngoài) Bìa màu hồng, trang đầu tiên ghi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” Bìa có màu đỏ, trang đầu tiên ghi dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”


Tầm quan trọng của sổ hồng và sổ đỏ

Ngày 10/12/2009, theo như Nghị Định 88/2009/NĐ-CP của Chính Phủ quy định, thống nhất 02 loại giấy trên thành 01 loại giấy chung có tên gọi là: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo một mẫu thống nhất và sẽ được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất…

Theo Luật Đất đai năm 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được quy định là loại giấy cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo 01 loại mẫu thống nhất trong cả nước.

Trong khi, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã cấp trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và KHÔNG PHẢI đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Nếu đã được cấp giấy Chứng nhận trước ngày 10/12/2009 có nhu cầu cấp đổi thì sẽ được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định.

so-hong-so-do

Điều kiện cấp sổ đỏ

Theo khoản 01, khoản 02 khoản 03 Điều 100 Luật đất đai 2013 có hiệu lực từ ngày 1/7/2014, những trường hợp sau đây sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở:

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có 01 trong các loại giấy sau đây thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

a) Những giấy tờ về quyền  sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp 

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc là có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền đất ở trước ngày 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận đã sử dụng trước ngày 15/10/1993

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn với đất ở; giấy tờ mua nhà thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho chủ sở hữu sử dụng đất

g) Các loại giấy tờ được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có 01 trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp nào không được cấp sổ đỏ

Theo Điều 19, Nghị định 43/2014/CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất Đai vừa được Chính phủ ban hành, theo đó, sẽ có 7 trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sủ dụng đấy, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, gồm:

1/ Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2/ Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

3/ Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quả lý rừng đặc dụng.

4/ Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

5/ Người sử sụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận  quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6/ Tổ chức, UBND xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng và mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khi, đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin, khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang; nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.

7/ Các tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 08 của Luật Đất đai

Bài viết trên đây của Bannhasg.com đã gửi đến bạn những thông tin chi tiết nhất về sổ hồng và sổ đỏ. Hy vọng những thông tin đó đã giải đáp cho bạn về những thắc mắc khi phân biệt sự khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ.