Tin tức dự án

Có nên mua đất thổ canh? Lưu ý gì khi mua đất thổ canh?

08 Tháng 04 Năm 2022 15:56

Đất thổ canh là gì? Cần lưu ý điều gì khi mua đất thổ canh? Những câu hỏi này đang khiến cho nhiều người thắc mắc. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về điều đó, hãy đọc bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về đất thổ canh. Đồng thời, giúp bạn nắm thêm thông tin cần thiết về bất động sản này.

Những thông tin dưới đây được Bannhasg.com tích lũy từ nhiều thông tin. Tất cả đều được các chuyên viên BĐS xử lý kỹ lưỡng. Chính vì vậy, mọi người có thể yên tâm với những gì mình nhận được trong bài viết này. Hãycùng chúng tôi chia sẻ để có được những giải pháp tốt nhất cho việc đầu tư Nhà đất của mình nhé.

Đất thổ canh là gì?

Đất thổ canh là đất dùng để trồng trọt. Thổ canh là một từ Hán Việt, nó được sử dụng rộng rãi trong xã hội cũ, giúp mọi người phân chia đất đúng mục đích sử dụng một cách hữu hiệu nhất. Nhưng hiện nay, từ thổ canh đã dần được thay thế với những từ mới. Trong các văn bản pháp luật, bạn sẽ không còn tìm thấy từ "đất thổ canh". Thay vào đó, người ta đang sử dụng từ đất nông nghiệp.

Như vậy, ta có thể hiểu đất thổ canh chính là đất nông nghiệp. Đây là loại đất chuyên sử dụng để trồng trọt và làm nông nghiệp. Các mục đích nông nghiệp sử dụng đất thổ canh cũng rất đa dạng. Ví dụ như trồng lúa, trồng rau, trồng cây lâu năm, làm muối … Tất cả những loại đất đó đều được gọi với tên chung là đất thổ canh.

dat-tho-canh-la-gi

Đất thổ canh là đất dùng để trồng trọt.

Đất thổ canh có mua bán được hay không?

Loại đất đai này vốn đã quen thuộc trong cuộc sống. Nó được sử dụng hầu hết ở khắp nơi trên cả nước ta. Mỗi địa phương đều sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của mình.

Hiện nay, việc mua bán đất thổ canh được Nhà nước cho phép. Pháp luật đã có những quy định rõ ràng và cụ thể về việc này. Chính vì vậy, bạn có thể tham khảo thông tin luật pháp. Sau đó tiến hành mua bán/ chuyển nhượng đất thổ canh để mang lại cho mình những lợi ích lớn nhất.

Đất thổ canh phục vụ cho nhu cầu gì?

Trong những năm vừa qua, nhu cầu tìm mua đất nông nghiệp ngày càng sôi động. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mua đất thổ canh là gì, chúng ta có thể xếp người mua đất thành 2 nhóm sau đây.

Nhóm 1: Mua để làm nông nghiệp hoặc phát triển trang trại. Từ đó, phát triển công việc làm nông một cách triệt để nhất.

Nhóm 2: Muốn xây dựng nhà ở nhưng không có nhiều tiền nên họ chọn mua đất thổ canh. Khi đó, mọi người sẽ thường lựa chọn xây nhà tạm hoặc làm thủ tục để chuyển đổi đất thổ canh sang đất thổ cư.

 Trong số đó, lượng người mua đất thổ canh với mục đích xây nhà ở rất cao. Bất chấp việc những thửa đất này có nằm trong diện quy hoạch hay không, hay đất không được xây nhà ở. Tình trạng này xảy ra do một số nguyên nhân dưới đây.

+ Người mua không có hiểu biết về pháp luật đất đai

+ Diện tích đất ởngày càng khan hiếm và đắt đỏ. Trong khi đó đất nông nghiệp lại rẻ hơn rất nhiều.

+ Các khu công nghiệp, dịch vụ và khu chế xuất đang chuyển dịch ra các vùng ngoại thành. Khi đó, diện tích đất không lại đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Không có gì ngạc nhiên khi người dân lại tìm mua đất nông nghiệp để giúp mình giải tỏa cơn khát đất.

+ Các điều khoản được quy định trong luật đất đai không thực sự mang tính chặt chẽ. Nó đã tạo cơ hội cho nhiều môi giới BĐS bán đất sai mục đích.

Chính vì thế, việc mua bán bất động sản như thế nào sao cho hiệu quả luôn là vấn đề cần được quan tâm. Tốt nhất, các bạn hãy tham khảo ý kiến của người có kinh nghiệm. Từ đó, sẽ có được giải pháp tốt nhất cho mình.

Rủi ro nào khi mua đất thổ canh

Dẫu biết rằng mua đất nông nghiệp có thể sẽ mang lại rất nhiều rủi ro. Tuy nhiên người dân vẫn mua BĐS này rất nhiều. Đó là bởi họ kỳ vọng vào những khoản lợi nhuận khổng lồ có được khi tiến hành chuyển đổi và bán đất thành công. Nhưng khi thực hiện việc công việc này, mọi người cũng phải đối diện với khá nhiều rủi ro. Cụ thể như sau:

+ Có thể mua phải đất đai thuộc diện quy hoạch cho các công trình công cộng, xây nhà máy…

+ Đất không thể thực hiện việc chuyển đổi như kỳ vọng.

+ Mua đất thổ canh xong nhưng không thể làm được sổ đỏ do nằm trong diện quy hoạch.

dat-nong-nghiep

Mọi người phải đối diện với rất nhiều rủi ro khi mua đất thổ canh

Những lưu ý khi mua đất thổ canh

 Dưới đây là những điều cần lưu ý khi mua đất thổ canh. Nó sẽ giúp bạn mua đất một cách nhanh chóng và suôn sẻ nhất:

Hiểu được sự khác biệt giữa đất thổ canh và đất thổ cư

+ Đất nông nghiệp: là loại đất chuyên để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, canh tác, trồng rừng, nuôi thủy sản, làm muối…

+ Đất phi nông nghiệp là đất dùng để xây nhà ở, công trình, kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, nghĩa trang và dùng để phục vụ cho an ninh quốc phòng như để xây dựng trụ sở cơ quan, bệnh viện, sở cảnh sát…

Hợp đồng mua bán được chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền

Theo luật đất đai năm 2013, quy định tại khoản 3 điều 167 thì việc mua bán, chuyển nhượng đất phải được lập hợp đồng bằng văn bản và có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. Nếu việc mua bán đó không tuân thủ theo quy định trên thì về mặt hình thức sẽ không được pháp luật công nhận là mảnh đất của bạn. Từ đó việc giao dịch bị vô hiệu.

 Vậy nên, hãy chú ý thực hiện việc mua bán theo đúng các thủ tục. Chỉ có thế bạn mới có thể bảo vệ được quyền lợi của mình một cách hiệu quả nhất.  

Chi phí thực hiện việc chuyển đổi

Có những khoản phí ngoài tiền mua đất bạn cần biết đến khi mua đất thổ canh/đấtnông nghiệp. Đó là chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng cho mảnh đất bạn mua. Vì thế, trước khi mua đất bạn cần phải thương lượng với người bán về mức giá sao cho phù hợp nhất và có lợi cho bạn nhất. Từ đó, giúp bạn giảm được giá thành mua đất đến mức tối đa. 

Còn một điều nữa giúp bạn có thể tiết kiệm chi phí hơn khi mua đất thổ canh, đoó chính là bạn không nên chuyển đổi tất cả diện tích đất thành đất ở nếu như không sử dụng đến. Trong trường hợp cần thiết, hãy liên hệ với những đơn vị hay người nào có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đất đai, họ chắc chắn sẽ mang tới cho bạn nhiều thông tin cần thiết, khiến việc mua bán kia trở nên hiệu quả hơn.

Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp của mảnh đất đó.

Khi nộp hồ sơ bạn cần xuất trình thêm các giấy tờ quan trọng: chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân (nếu có yêu cầu).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Bạn nộp hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại phòng Tài nguyên & Môi trường. Mọi thông tin được cơ quan có thẩm quyền xem xét và đánh giá. Trong vòng 3 ngày, các cơ quan xử lý hồ sơ. Họ thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ nếu có sai sót.

Nhìn chung, việc này tiêu tốn khá nhiều thời gian. Đặc biệt là đối với những người không có kinh nghiệm. Việc giải quyết vướng mắc có thể khiến ta cảm thấy mệt mỏi, nản chí. Trong trường hợp không có kỹ năng, bạn có thể nhờ đến chuyên viên tư vấn để làm hồ sơ nhanh chóng hơn.

Bước 3: Xử lý và giải quyết 

Phòng Tài nguyên & Môi trường sẽ có trắc nghiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh và thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất của bạn. Họ sẽ hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật đề ra. Sau đó phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Nếu có hộ gia đình hoặc nhân nào đó xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0.5ha trở lên thì cơ quan là Ủy ban nhân dân cấp huyện phải trình lên cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận trước. Rồi sau đó UBND cấp huyện mới quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Phòng Tài nguyên & Môi trường sẽ chỉ đạo, cập nhập và chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai,hồ sơ địa chính. Người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo đúng quy định của pháp luật đề ra.     

Bước 4: Trả kết quả 

Phòng Tài nguyên & Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình hoặc cá nhân sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Thời gian thực hiện:

+ Không quá 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng mảnh đất đó)

+ Không được quá 25 ngày đối với các xã ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.