Chính vì thế, hợp đồng thuê nhà cũng là một vấn đề cần bạn đặc biệt lưu tâm để đảm bảo quyền lợi cho cả người thuê nhà và chủ cho thuê nhà. Những lưu ý liên quan trong bài viết dưới đây của Bannhasg.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và làm hợp đồng thuê nhà chính xác nhất.
1. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Hợp đồng thuê nhà được xem là một văn bản thể hiện sự thỏa thuận giữa người thuê và người cho thuê. Với những mục đích thuê nhà khác nhau như thuê nhà để kinh doanh, để ở, để làm nhà kho,...Hợp đồng thuê nhà sẽ được ký kết dựa trên sự tự nguyện & thỏa thuận của hai bên, thể hiện thông qua các điều khoản trong hợp đồng. Vậy một hợp đồng thuê nhà gồm các nội dung và trình bày như thế nào?
Một mẫu hợp đồng cho thuê nhà nguyên căn phải có các nội dung sau đây: Thông tin các bên tham gia trong hợp đồng, chi tiết về căn nhà cho thuê, thời gian thuê, giá trị hợp đồng cho thuê nhà, phương thức thanh toán, tiền đặt cọc thuê nhà, quyền và nghĩa vụ 2 bên, thời gian hợp đồng có hiệu lực, điều khoản về chấm dứt hợp đồng, một số điều khoản thỏa thuận khác, ký tên hai bên. Cụ thể như sau:
1.1. Thông tin người tham gia hợp đồng
Thông tin người tham gia hợp đồng thuê nhà phải rõ ràng, chính xác và đầy đủ, bao gồm họ tên cá nhân, năm sinh, chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp CMND hoặc là mã số thuế, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số điện thoại. Trong trường hợp có nhiều người thuê thì nên ghi đầy đủ hết tất cả thông tin người thuê vào mẫu hợp đồng cho thuê nhà.
1.2. Chi tiết về ngôi nhà cho thuê
Bao gồm thông tin về địa chỉ, diện tích, tình trạng nhà, kết cấu, mục đích sử dụng nhà. Trong trường hợp nhà cho thuê là chung cư thì hợp đồng thuê nhà phải ghi rõ phần nào là sở hữu chung, sở hữu riêng, tránh không rõ ràng gây ra tranh cãi sau khi đã ký hợp đồng.
Trong hợp đồng phải ghi chi tiết về ngôi nhà cho thuê
1.3. Thời gian thuê nhà
Bao gồm thời gian giao nhận nhà, thời gian bắt đầu thuê nhà, thời gian tính tiền thuê, thời gian thanh toán tiền mỗi đợt thuê. Các thông tin về thời gian thuê trong hợp đồng thuê nhà phải chính xác và trình bày cụ thể ngày tháng năm, số tháng, thời hạn người thuê dự định thuê.
1.4. Giá cho thuê và các chi phí liên quan, phương thức thanh toán
Hai bên thỏa thuận giá thuê bằng số tiền cụ thể, rõ ràng và dứt khoát. Bên cạnh đó, cần nêu chi tiết các chi phí khác để tránh sau này xảy ra mâu thuẫn. Ví dụ: Giá điện, nước, wifi, giữ xe, vệ sinh,...Phương thức thanh toán như thế nào, có thể là theo tháng, quý, năm ,.. và thanh toán bằng chuyển khoản hay đưa tiền mặt, nhưng phải thực hiện đúng với những điều mà hai bên đã thỏa thuận trước.
1.5. Tiền đặt cọc
Tiền đặt cọc là khoảng tiền cụ thể mà người thuê phải đưa trước cho chủ nhà. Đây được xem là một khoản tiền giúp đảm bảo cho việc thực thi hợp đồng thuê nhà. Số tiền này sẽ được hoàn lại nếu người thuê chấm dứt hợp đồng thuê nhà đúng theo quy định. Thường số tiền cọc từ 1-2 tháng tiền nhà mà người thuê sẽ phải đóng.
1.6. Quyền và nghĩa vụ hai bên
Quyền và nghĩa vụ được nêu trong hợp đồng thuê nhà một cách cụ thể để đảm bảo quyền lợi của cả hai bên. Nội dung các điều khoản hai bên tự thỏa thuận trước dựa trên các quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê nhà và bên cho thuê nhà phải ngang nhau, không bên nào chịu thiệt. Mỗi bên phải thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình để không làm ảnh hưởng đến bên kia.
1.7. Điều khoản về đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà
Nếu hợp đồng thuê nhà còn hiệu lực mà một trong hai bên đơn phương chấm dứt, thì phải đảm bảo tuân thủ theo quy định pháp luật. Bên chấm dứt hợp đồng phải thông báo trước cho bên còn lại ít nhất là 30 ngày, trừ những trường hợp bất khả kháng khác. Trường hợp bên chấm dứt hợp đồng giữa chừng mà không báo, gây thiệt hại cho bên còn lại, phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1.8. Những điều khoản thỏa thuận khác
Ngoài một số điều khoản mà pháp luật quy định phải có trong hợp đồng cho thuê nhà, hai bên có thể tự thỏa thuận và đề ra các nội dung khác nhưng phải đảm bảo không vi phạm pháp luật. Ví dụ:
- Tài sản nào trong nhà người thuê sẽ được sử dụng, trách nhiệm sửa chữa khi tài sản bị hư hại
- Thỏa thuận về cách giải quyết khi xảy ra tranh chấp. Nêu rõ mức phạt trong hợp đồng
- Thỏa thuận mức bồi thường trong những trường hợp một trong hai bên vi phạm điều trong hợp đồng.
- Thỏa thuận có thể bổ sung, thay đổi điều khoản không phù hợp trong quá trình thuê nhà.
- Thỏa thuận về tiền cọc nhiều ít, hay là không cần đóng tiền đặt cọc, cách xử lý đối với tiền đặt cọc khi hợp đồng kết thúc
1.9. Ký và ghi rõ họ tên
Đây là nội dung cuối cùng trong bản hợp cho thuê nhà và nó cũng là nội dung quan trọng nhất. Là phần quyết định việc thuê nhà có được thống nhất hay là không và bản hợp đồng đó có giá trị không? Các bên tham gia hợp đồng phải ký tên và ghi rõ họ tên thì hợp đồng có hiệu lực. Nếu doanh nghiệp thuê nhà thì phải có con dấu để đóng vào hợp đồng thì hợp đồng mới hoàn thành.
1.10. Xác nhận của phòng công chứng
Đây là phần đảm bảo quyền lợi của 2 bên khi đã ký hợp đồng, được pháp luật đảm bảo giá trị và quyền lợi khi tham gia hợp đồng thuê nhà. Nhưng đây không phải là phần bắt buộc phải có, tùy vào bên tham gia hợp đồng có muốn công chứng hay không.
2. KINH NGHIỆM LÀM HỢP ĐỒNG CHO THUÊ NHÀ
Kinh nghiệm làm hợp đồng thuê nhà
- Phải ghi rõ mục đích thuê nhà để có căn cứ xác định trong trường hợp bên thuê sử dụng nhà sai mục đích ban đầu.
- Mỗi hợp đồng phải được xây dựng dưới dạng văn bản chi tiết và rõ ràng.
- Hợp đồng thuê nhà làm kinh doanh, văn phòng, ... phải có dấu xác nhận của cơ quan nhà nước.
- Hai bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận điều khoản khác, tuy nhiên phải đảm bảo không vi phạm pháp luật.
- Phải thỏa thuận rõ về đồng tiền thanh toán, nên thanh toán bằng tiền Việt để không lo lắng tiền bị mất giá như USD.
- Khi bên thuê muốn kết thúc thuê nhà trước thời hạn, phải báo trước cho chủ nhà và ngược lại. Thời gian báo sẽ tùy thuộc vào quy định của từng hợp đồng.
- Phải thỏa thuận rõ về giá thuê, tiền nước, tiền điện,... trước khi ký để không xảy ra tranh cãi sau này.
- Người thuê xem xét thật kỹ thiết bị, vật dụng có sẵn trong nhà trước khi chuyển vào. Trách nhiệm sửa chữa khi hư hỏng sẽ thuộc về ai. Tránh trường nảy sinh mâu thuẫn.
- Hợp đồng nên nêu rõ người thuê có quyền cải tạo, trang trí nơi thuê hay là không.
- Ghi đầy đủ và chính xác thông tin hai bên tham gia hợp đồng
- Đối với hợp đồng thuê nhà trọ, bạn cần lưu ý điều khoản về giờ giấc đóng, mở cửa, phí gửi xe, những nội quy phòng trọ.
- Với hợp đồng thuê nhà để kinh doanh, cần điều khoản về hoạt động của công ty sẽ không ảnh hưởng đến chủ nhà. Công ty tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, đảm bảo về an ninh trật tự.
- Khi làm hợp đồng, người thuê nhà cần phải tìm hiểu xem căn nhà có thuộc diện tranh chấp, thu hồi đất, giải tỏa hay hay là không.