Nhà ở xã hội hiện nay đang rất phổ biến đối với những hộ gia đình có mức thu nhập thấp hoặc trung bình. Hãy cùng theo dõi các thông tin dưới đây để biết được liệu có nên mua nhà ở xã hội hay không?
Giá cả đất đai và nhà ở tại một số thành phố lớn hiện nay đang ngày càng tăng cao. Nhiều hộ gia đình vì không có đủ nguồn tài chính để đáp ứng nên đã cân nhắc đến loại hình nhà ở xã hội.
Nhà ở xã hội là gì?
Nói một cách dễ hiểu, nhà ở xã hội là mô hình nhà ở nằm dưới quyền sở hữu và quản lý của các cơ quan nhà nước. Nhà ở xã hội chuyên dành cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở. Ngoài ra, một số tổ chức phi lợi nhuận hoặc doanh nghiệp tư nhân có thẩm quyền cũng có thể cho xây dựng nhà ở xã hội.
Nhà ở xã hội là gì? Có nên mua nhà ở xã hội?
Nhà ở xã hội dành cho những đối tượng nào?
Nhà ở xã hội chỉ dành riêng cho những đối tượng được nhà nước ưu tiên. Do đó, không phải ai cũng có thể mua nhà ở xã hội. Loại hình nhà ở này thường hướng đến các nhóm đối tượng sau:
-
Các đối tượng nằm trong biên chế nhà nước như cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
-
Những người có mức thu nhập thấp hơn mức thu nhập bình quân đầu người trên cả nước, các gia đình nằm trong hộ nghèo hoặc cận nghèo trên địa bàn thành phố, nông thôn
-
Người có công với cách mạng
-
Học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố
-
Người lao động đang làm việc cho các cơ sở sản xuất, nhà xưởng, doanh nghiệp
-
Các hộ gia đình bị thu hồi hoặc giải tỏa đất đai, nhà ở nhưng chưa được nhận bồi thường từ Nhà nước
Ai được mua nhà ở xã hội?
Ưu điểm và rủi ro khi mua ở xã hội
Hãy cân nhắc những ưu điểm và rủi ro sau để biết liệu mình có nên mua nhà ở xã hội, có nên đầu tư vào nhà ở xã hội hay không:
Ưu điểm:
-
Giá cả thấp, phù hợp với các đối tượng hoặc gia đình có mức thu nhập thấp hoặc trung bình
-
Được nhà nước hỗ trợ vay vốn lên tới 80% giá trị của căn nhà với mức lãi suất thấp chỉ từ 4-5% tùy từng khu vực
-
Có đầy đủ các tiện ích nhà ở như khu vui chơi cho trẻ em, khu tập thể dục, hệ thống điều hòa, ban công…
-
Các dự án nhà ở xã hội có thời gian xây dựng nhanh chóng
Rủi ro:
-
Việc đi lại không được thuận tiện do đa số các dự án nhà ở xã hội nằm cách xa trung tâm thành phố
-
Môi trường sống phức tạp do có nhiều người cùng chung sống trong một tòa nhà
-
Vì giá thành rẻ nên các loại tiện ích không được đa dạng và hiện đại
-
Thủ tục mua, chuyển nhượng nhà ở xã hội tương đối phức tạp và rắc rối
Những lưu ý cơ bản cần biết về nhà ở xã hội
Tìm hiểu rõ thông tin về chủ đầu tư nhà ở xã hội
Trước khi bắt đầu mua bất cứ loại hình nhà ở nào, chúng ta đều cần nắm rõ thông tin về chủ đầu tư. Hãy lựa chọn những chủ đầu tư uy tín với các công trình đạt chất lượng cao.
Hồ sơ và thủ tục cần có khi mua nhà ở xã hội
Hồ sơ mua nhà ở xã hội cần có đầy đủ các loại giấy tờ sau:
Hồ sơ mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị
-
Đơn đăng ký mua hoặc thuê nhà ở theo quy định
-
Giấy xác nhận thuộc đối tượng được mua nhà xã hội
-
Giấy tờ xác minh về điều kiện cư trú, thường trú trên địa bàn thành phố
-
Giấy tờ xác minh về thu nhập của gia đình
Việc mua hoặc thuê nhà ở xã hội được thực hiện theo các thủ tục sau:
-
Người có nhu cầu mua, thuê nộp hồ sơ bao gồm các giấy tờ cần có về cho chủ đầu tư
-
Chủ đầu tư kiểm tra hồ sơ và lên danh sách những ai thuộc diện được mua nhà ở xã hội
-
Sau khi kiểm tra xong, chủ đầu tư chuyển hồ sơ lên Sở xây dựng
Chuyển nhượng nhà ở xã hội
Nhiều người thắc mắc rằng nhà ở xã hội có được bán không? Theo quy định pháp luật, nhà ở xã hội chỉ có thể được bán hoặc chuyển nhượng sau thời hạn 5 năm. Nếu vẫn chưa hết thời hạn 5 năm thì bạn không thể sang nhượng, thế chấp hay bán lại nhà ở xã hội cho bất kỳ ai. Ngoài ra, bạn chỉ có thể sang nhượng khi đã thanh toán hết số tiền mua nhà ở và đã được cấp sổ đỏ.
Kinh nghiệm mua nhà ở xã hội trả góp
Một số gia đình do chưa đủ tài chính nên đã tìm đến biện pháp trả góp để mua nhà ở xã hội. Do thuộc diện ưu tiên của nhà nước nên chi phí trả góp nhà ở xã hội cũng thấp hơn bình thường.
Một số kinh nghiệm mua nhà xã hội trả góp mà các bạn có thể tham khảo như:
-
Số tiền vay không nên vượt quá 50% giá trị bất động sản.
-
Nếu mức thu nhập thấp thì nên lập kế hoạch chi tiêu sao cho hợp lý
-
Lưu ý mức lãi suất để tính toán khoản trả góp sao cho phù hợp với tài chính của bản thân hoặc gia đình
-
Đọc kỹ hợp đồng mua nhà ở xã hội trước khi ký kết
Từ những thông tin chia sẻ hữu ích trên, hy vọng các bạn đã có cái nhìn rõ hơn về nhà ở xã hội. Hãy cân nhắc mọi ưu điểm, rủi ro cũng như mức độ tài chính để biết liệu bạn có nên mua nhà ở xã hội hay không.