Tin tức dự án

Những điều cần phải biết khi cư trú tại TP. Hồ Chí Minh

10 Tháng 10 Năm 2019 16:39

Có lẽ bạn chưa quan tâm đến vấn đề về cư trú khi sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh, nhưng ngay lúc này bạn nên đi làm sổ tạm trú nếu có ý định sinh sống và làm việc tại đây lâu dài.

Ngày 29/11/2006 qui định về Luật Cư trú được bạn hành và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2007. Và cho đến nay đã được sửa đổi 42 Điều và bổ sung thêm năm 2013 về qui định cư trú của công dân Việt Nam. Trên đây sẽ chỉ ra một số điều cơ bản thiết thực mà chúng ta cần quan tâm.

1. Về đăng ký tạm trú

Một số điều cần lưu ý khi bạn chuyển tới sinh sống, học tập và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh.

- Đối tượng: Nếu bạn đang sinh sống và làm việc, học tập tại TP Hồ Chí Minh mà bạn không có hộ khẩu thường trú tại đây thì phải thực hiện thủ tục đăng kí tạm trú.

- Thời gian: Đăng ký tạm trú trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đến.

- Địa điểm đăng ký: Công an xã, phường, quận tại khu vực bạn sinh sống ở TP Hồ Chí Minh.

- Hồ sơ cần chuẩn bị: Theo hướng dẫn tại Thông tư 35/2014/TT-BCA Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP; Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú. (Theo hướng dẫn tại Thông tư 35/2014/TT-BCA)

- Một số điều kiện bắt buộc: Người tạm trú được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ tạm trú hoặc đồng ý cho đăng ký tạm trú tại nơi thường trú của chủ hộ và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.

- Thời hạn được đăng ký tạm trú: trong vòng 24 tháng.

Hết thời hạn tạm trú, hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục gia hạn tạm trú.

cư trú tại TP HCM

- Lệ phí đăng kí cư trú:

Mức thu lệ phí đăng ký cư trú mới nhất đang áp dụng theo Nghị quyết 07/2017/NQ-HĐND do HĐND TP HCM ban hành.

Theo đó, người đăng ký cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ áp dụng mức thu mới và sẽ do Công an quận, huyện, phường, xã, thị trấn trực tiếp thu, cụ thể:

Toàn bộ số thu lệ phí đăng ký cư trú nộp về ngân sách nhà nước và việc kê khai, thu, nộp, quyết toán lệ phí thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Tài chính.Ngoài ra, Nghị quyết cũng quy định đối tượng miễn thu lệ phí gồm: trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng; bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh. Không có trường hợp giảm.

- Lưu ý trong trường hợp vi phạm: Tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP Điều 8 quy định rõ về mức phạt với hành vi vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú, như sau:

                + Phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng: Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú;

                + Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng: Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;

                + Phạt tiền từ 2 - 4 triệu đồng: Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú; Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó…

2. Về đăng ký thường trú tại TP. Hồ Chí Minh thế nào?

Những điều bạn cần biết khi muốn đăng kí thường trú tại TP.Hồ Chí Minh.

- Điều kiện đăng ký thường trú

Người đăng ký phải đáp ứng điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương được quy định cụ thể tại Điều 8 Nghị định 31/2014/NĐ-CP:

+ Điều kiện 1: Có chỗ ở hợp pháp tại thành phố trực thuộc trung ương;

+ Điều kiện 2: Thời gian tạm trú liên tục từ 01 năm trở lên đối với trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã trực thuộc; từ 02 năm trở lên nếu đăng ký vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương;

+ Điều kiện 3:  Nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.

Thời hạn đăng ký thường trú là 12 tháng kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới.

+ Lưu ý:  một số trường hợp sẽ không được chấp nhận đăng ký thường trú, bao gồm: Chỗ ở thuộc địa điểm cấm; Diện tích nhà nằm toàn bộ trên đất lấn chiếm trái phép; Chỗ ở tái định cư, đã có phương án bồi thường; Chỗ ở đang có tranh chấp; Chỗ ở bị kê biên, tịch thu; Nhà đã có quyết định phá dỡ của cơ quan có thẩm quyền.

cư trú tại TP HCM

- Hồ sơ đăng ký thường trú cần chuẩn bị căn cứ theo Thông tư 35/2014/TT-BCA.

 Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

 Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu)

Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú)

Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP…

Một số trường hợp cụ thể phải có thêm giấy tờ khác: Trẻ em đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 13 Luật Cư trú 2006, khi đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh; Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc một trong các điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại Điều 7 Thông tư 35/2014/TT-BCA…

- Địa điểm nơi nộp hồ sơ đăng ký thường trú:

Đối với thành phố trực thuộc trung ương TP HCM thì nộp hồ sơ tại Công an quận, thành phố.

Mời các bạn đồng hành cùng bannhasg.com để luôn được cập nhật những tin tức mới nhất về thị trường bất động sản trong nước.